ANZAN Việt Nam
  • Hotline

    (024) 73000045
  • Opening Time

    8h-12h, 14h-20h
  • Địa chỉ

    Nhà 154C3 KĐT Đại Kim
Phương pháp giúp cải thiện khi trẻ mất tập trung

1. Biểu hiện khi trẻ bị mất tập trung

1.1. Không thể tập trung lâu vào 1 việc

Trẻ sẽ khó có thể ở yên 1 chỗ để làm bất cứ một việc gì cho đến lúc hoàn thành. Do vậy, trẻ không thể hoàn tất bài vở ở trường, công việc ở nhà hoặc các trách nhiệm công việc được giao mặc dù không phải do cố tình chống đối hoặc không có khả năng làm.

1.2. Không tuân theo các chỉ dẫn

Khi mất tập trung, trẻ thường sẽ không tuân theo các chỉ dẫn vì vậy sẽ làm sai hoặc hiểu không đúng. Trong học tập, các em sẽ không chú ý nghe lời giáo viên giảng bài hoặc hướng dẫn làm bài. Khi ở nhà, các em không chịu tập trung nghe bố mẹ hướng dẫn học bài hoặc hướng dẫn làm một việc gì đó.

1.3. Dễ bị chi phối bởi các hoạt động bên ngoài

Trẻ dễ bị phân tâm bởi những sự việc xung quanh. Biểu hiện của trẻ mất tập trung còn ở việc trẻ dễ bị chi phối bởi các hoạt động bên ngoài, từ đó làm trẻ mất tập trung khi học. Những trò chơi, những bộ phim, tiếng ồn hay những cuộc nói chuyện của người khác sẽ rất dễ khiến bé bị phân tâm.

1.4. Hay quên

Một điểm dễ thấy nhất ở các bé bị bệnh mất tập trung đó là hay quên. Các bé sẽ quên mất rằng mình sẽ phải học gì, làm gì mặc dù trước đó bé có thể vừa được nhận công việc từ thầy cô, cha mẹ. Vì thực tế, trước đó bé không tập trung nghe lời.

1.5. Khó hòa nhập

Bệnh mất tập trung ở trẻ còn thể hiện ở điểm trẻ khó hòa nhập. Việc mất tập trung, giảm khả năng chú ý sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc học và phát triển về mặt xã hội của các bé. Các bé sẽ cảm thấy khó giao tiếp, khó hòa nhập với bạn bè, thầy cô hay những người xung quanh chỉ vì thiếu tự tin về khả năng của bản thân, cảm thấy mình kém cỏi hơn với các bạn cùng trang lứa. Đặc biệt, nhiều trường hợp trẻ còn cảm thấy chán học, không chú ý học, thậm chí bỏ bê học hành và đánh mất đi cơ hội thành công.

2. Nguyên nhân gây bệnh mất tập trung ở trẻ

2.1. Phương pháp giáo dục

Phương pháp giáo dục là một trong những nguyên nhân có tầm ảnh hưởng lớn đến việc gây mất tập trung ở trẻ. Đó là việc tạo cho con những thói quen mất tập trung từ khi con còn rất nhỏ như: vừa ăn vừa chơi hoặc vừa ăn vừa xem tivi, vừa nói chuyện… Cha mẹ không biết rằng chính những việc làm đó đang vô tình rèn luyện cho trẻ sự thiếu tập trung không cần thiết.

Thực tế có thể thấy rằng, một số trẻ không thể tập trung do thiếu tính kỷ luật ngay từ nhỏ mà phần lớn là do cha mẹ dù rằng những việc làm này đôi khi xuất phát từ những mục đích tốt như muốn con ăn ngoan hơn, muốn con ngồi ngoan… Phương pháp giáo dục này khiến trẻ hình thành thói quen không tập trung làm một việc từ đầu đến cuối và càng lớn sẽ càng khó cải thiện.

2.2. Thiếu ngủ

Giấc ngủ có tầm quan trọng vô cùng đặc biệt tới các hoạt động của não bộ và cơ thể. Trung bình, trẻ em cần ngủ từ 10 đến 11 tiếng mỗi ngày. Khi thiếu ngủ, trẻ cũng sẽ có những biểu hiện như người lớn: giảm chú ý, trí nhớ kém, mất tập trung... Thực tế, trẻ ở độ tuổi càng nhỏ càng thích nô đùa, nghịch ngợm, ham chơi...mà nhiều khi quên mất đi những giấc ngủ. Vì vậy, cha mẹ cần chủ động kiểm soát giờ chơi và ngủ của trẻ để bé ngủ đủ giấc. Có như vậy, khi thức dậy bé mới không cảm thấy uể oải, đủ tỉnh táo, tập trung bước vào một ngày mới trên trường học.

2.3. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ cũng là tác nhân gây chứng mất tập trung ở trẻ. Đa số trẻ em đều rất thích ăn kẹo vậy nên cha mẹ thường cho bé ăn quá nhiều kẹo thay vì ăn cơm hay các thực phẩm tươi như rau xanh, trứng, sữa...Đặc biệt là sự thiếu hụt sắt. Do vậy, một chế độ dinh dưỡng nghèo chất sắt sẽ khiến trẻ mệt mỏi về thể chất, giảm chú ý, làm mất tập trung và gây ra những vấn đề về trí nhớ.

2.4. Sử dụng nhiều thiết bị công nghệ

Thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh như ipad, smartphone khiến sức tập trung của trẻ bị ảnh hưởng. Ánh sáng xanh phát ra từ tivi, máy tính hay điện thoại có thể phá vỡ nhịp sinh học, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, tia bức xạ từ những thiết bị điện tử có thể làm giảm khả năng phát triển não bộ, khiến trẻ tiếp nhận thông tin thụ động và dễ bị xao nhãng.

2.5. Không gian học tập nhiều xao nhãng

Mỗi bé khi học thường sẽ được cha mẹ để cho một không gian học riêng. Thế nhưng, cũng không ít gia đình vì điều kiện hoặc không thể tránh khỏi những hoàn cảnh xung quanh của cuộc sống như: âm thanh, tiếng ồn, không gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát cũng có thể là những nguyên nhân khiến bé khó tập trung, dễ xao nhãng. Điều này ảnh hưởng xấu đến não bộ của bé, khiến trẻ bứt rứt, khó chịu, mất tập trung học bài.

3. Phương pháp giúp cải thiện khi trẻ mất tập trung

3.1. Hãy cảm thông với trẻ

Việc dạy trẻ kém tập trung thường làm bạn mất kiên nhẫn nhưng đừng mắng trẻ vội. Bạn có thể nhận thấy trẻ khó chịu và bực mình khi phải ngồi im một chỗ trong thời gian dài. Thật ra trẻ cũng rất muốn tập trung khi học như anh chị của mình nhưng cảm giác khó chịu khiến trẻ không biết phải làm sao.

3.2. Ngồi cùng trẻ

Trên thực tế, một đứa bé sẽ ngồi chơi đồ chơi lâu hơn nếu có cha hoặc mẹ ngồi chơi cùng. Bé tập trung vào chơi và chơi lâu hơn do cảm giác yên lòng, thoải mái và dễ chịu khi có bố mẹ ở bên cạnh.

3.3. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Việc thiếu đi các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là thiếu sắt sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Chính vì vậy, cha mẹ cần bổ sung vào thực đơn các bữa ăn của bé hàm lượng các chất dinh dưỡng phù hợp và đầy đủ để bé có đủ sức khỏe, tỉnh táo tập trung học tập và vui chơi.

3.4. Không để trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ khi không cần thiết

Các bé thường rất thích các thiết bị công nghệ như ipad, smartphone để chơi trò chơi, xem hoạt hình hay ca nhạc… Thế nhưng, việc lạm dụng quá nhiều vào công nghệ hay thời gian xem chúng quá nhiều sẽ khiến trẻ mê mẩn muốn xem mãi, quên đi việc vui chơi với bạn bè, thầy cô hay việc quan trọng hơn cả là việc học.

Cha mẹ không nên cho bé sử dụng thiết bị công nghệ quá nhiều trong ngày, và tuyệt đối không cho trẻ dùng thời điểm trước khi bé đi ngủ vào ban đêm. Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên cho các con chơi những trò chơi vận động, tư duy, đọc sách, vẽ, thể thao,... hay trò chuyện cùng bố mẹ, ông bà, người thân… để nâng cao khả năng tập trung.

3.5. Tạo không gian học tập thoải mái

Trong thời gian đầu mới rèn luyện sự tập trung, trẻ rất cần một không gian yên tĩnh để học bài. Khi đã tập được thói quen tập trung cao độ rồi, dù môi trường xung quanh ồn ào, trẻ vẫn có thể học bài hiệu quả.

Để rèn luyện phương pháp tập trung cao độ đạt hiệu quả cao nhất, các bậc phụ huynh có thể đưa các con đến các trung tâm, nơi có không gian học tập thoải mái, sạch sẽ. Một trong số những trung tâm hàng đầu giúp trẻ tăng khả năng tập trung cao là Anzan Việt Nam. Thông qua “Chương trình số học trí tuệ Anzan” các bé có thể cải thiện và rèn luyện được khả năng tập trung một cách nhanh và hiệu quả nhất.

3.6. Thời gian học và chơi cần xen kẽ với nhau

Cha mẹ nên cho trẻ chơi nhiều trò chơi tăng khả năng tập trung, hãy để cho trẻ tự chọn chúng thích chơi trước hay sau hay giữa giờ học. Vì lúc bé chơi là lúc bé thư giãn và sau đó bé có thể tập trung tốt hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên cho bé chơi trong một khoảng thời gian thích hợp rồi nhắc nhở bé quay trở lại bàn học sẽ giúp độ tập trung của bé cao hơn.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho con nghe nhc làm tăng kh năng tp trung như những bản nhạc cổ điển hay nhạc không lời. “Chương trình số học trí tuệ Anzan” sử dụng âm nhạc đặc biệt kích thích hai bán cầu não xích lại gần nhau tạo sự kết nối toàn diện cho não bộ.

3.7. Thường xuyên nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm của trẻ

Nói chuyện với giáo viên nhằm tìm hiểu xem trẻ có tập trung khi học trong lớp không. Chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên và cùng nhau tìm ra biện pháp tốt nhất để giúp trẻ tập trung tốt, học tốt hơn.

3.8. Đưa trẻ tới các trung tâm học uy tín

Ngoài những phương pháp rèn luyện trên, đưa trẻ tới các trung tâm học uy tín để trẻ tập trung khi học cũng là một phương án đáng được lựa chọn bởi nhiều gia đình. Đến với các trung tâm, các bạn học sinh sẽ được các thầy cô giỏi, chuyên nghiệp dạy bảo nên khả năng tập trung sẽ được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, việc học tập cùng bạn bè cũng khiến bé biết mình cũng phải tập trung học để dành được nhiều điểm cao.
Hiện nay tại Việt Nam, Anzan Việt Nam là một trong số những trung tâm uy tín có khả năng giảng dạy và mang đến cho trẻ bộ não khỏe mạnh và khả năng tập trung cao. Chương trình số học trí tuệ Anzan - Phát triển não bộ toàn diện chuẩn Châu Âu đã và đang được nhiều các bậc phụ huynh mong muốn gửi gắm.

ANZAN là một chương trình đào tạo đặc biệt bao gồm các kỹ thuật toán ngón tay, bàn tính lớn, Anzan, trò chơi trí tuệ và trí nhớ lớn. Chương trình sử dụng các kỹ thuật số học và trí nhớ tinh thần cùng với các trò chơi trí tuệ để thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 14. Đồng thời, ngoài thời gian trên lớp, mỗi ngày các bé đều cần luyện tập 30 phút ở nhà trên phần mềm của chương trình để rèn luyện sự tập trung ngày càng cao và tăng tốc phản xạ tư duy.

Các bậc phụ huynh quan tâm đến Chương trình số học trí tuệ Anzan giúp trẻ có bộ não khỏe mạnh và giúp cải thiện vấn đề khi trẻ mất tập trung vui lòng truy cập website https://www.anzan.vn/ hoặc gọi đến hotline (024) 73000045 để được tư vấn.