ANZAN Việt Nam
  • Hotline

    (024) 73000045
  • Opening Time

    8h-12h, 14h-20h
  • Địa chỉ

    Nhà 154C3 KĐT Đại Kim
20 cách dạy con tự lập giai đoạn 0-6 tuổi cực hữu ích

1. Tập cho trẻ tính tự quyết định

Bạn đang tìm hiểu các cách dạy con tự lập để con trưởng thành hơn trong tương lai? Các chuyên gia khuyên rằng, một trong những cách giúp trẻ tự lập là để trẻ được quyền lựa chọn cho bản thân.

Với những thứ đơn giản như quần áo của bé, cặp túi, giày dép...hãy để cho bé tự lựa chọn. Phần lớn những phương pháp nuôi dạy con thông minh đều chỉ ra rằng, bố mẹ không nên quá cứng nhắc, bắt buộc bé phải nghe theo quyết định của phụ huynh.

Điều mà bố mẹ cần làm chỉ là đưa ra lời khuyên để bé có thể có những lựa chọn tốt hơn.

2. Để bé tự làm việc cá nhân

Dạy con tự lập bằng cách tự hoàn thành các công việc cá nhân | Cleanipedia

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, ở giai đoạn từ 10-18 tháng tuổi, cha mẹ nên dạy bé tự giác trong việc ăn uống. Sau 10 tháng tuổi, bé có thể ăn các loại thực phẩm mềm và nhỏ, ngoài ra bé cũng tự cầm nắm, bốc hoặc xúc đồ ăn dễ dàng.

Ngoài ra, ba mẹ có thể để bé chơi cùng các dụng cụ ăn để bé độc lập, tự giác hơn, đồng thời kích thích tính tò mò, sáng tạo của trẻ.

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, bố mẹ nên để bé tự mặc quần áo, sắp xếp tủ sách, trang trí bàn học, dọn dẹp phòng ngủ... Còn với những bé từ 10 tuổi trở lên, cha mẹ có thể hướng dẫn con cách sắp xếp tủ quần áo, cách giặt khăn lau mặt, giặt nón của mình... Đây là cách giúp bé tự lập, biết cách chăm sóc những vật dụng cá nhân. 

3. Cho bé tự đi học

Nếu nhà cách trường không quá xa, và có tuyến xe buýt thuận tiện, bố mẹ nên để con tự đi học. Nếu cha mẹ quá lo lắng và cứ đưa đón con, trong khi con có thể tự đi học được, lâu dần trẻ sẽ trở nên phụ thuộc và ỷ lại.

Cha mẹ có thể cho con đi bộ đến trường, hoặc đi bus và đừng quên dặn con phải thật cẩn thận. Bố mẹ chỉ khuyên và hướng dẫn bé những điều cần chú ý khi tự đi học để con tự giác và cẩn trọng hơn.

4. Cách dạy con tự lập từ nhỏ: dạy con tự giác

Tính kỷ luật và chủ động là điều vô cùng cần thiết ở mỗi người, kể cả trẻ mới lớn. Bố mẹ hãy tập cho bé tính tự giác như chủ động về giờ giấc học bài, thức dậy, đánh răng...hay có thể tự giác phụ bố mẹ việc nhà như lau nhà, rửa chén... Điều này sẽ giúp con không bị bỡ ngỡ khi rời xa vòng tay cha mẹ; đồng thời giúp bé tự chăm sóc tốt cho bản thân. 

5. Dạy con tự kiểm soát cảm xúc

Một phương pháp dạy con tự lập khác bố mẹ có thể áp dụng đó chính là dạy con tư kiểm soát cảm xúc. Bé có thể vui chơi thoải mái, tuy nhiên phải biết điều tiết cảm xúc của mình, không nên nổi nóng, đánh nhau với bạn bè, không nên gào thét nơi đông người...

Việc không dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ trong tương lai, đặc biệt là về mặt tinh thần và tính cách. Trẻ sẽ dễ trở nên nóng tính, cáu giận và không quan tâm đến cảm xúc người khác.

6. Cho bé tự trả lời những câu đố cuộc sống

Bố mẹ thường có thói quen sợ bé tiếp xúc và trả lời những câu hỏi từ người lạ. Điều này không sai. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp, bố nên cho bé tự trả lời những câu hỏi từ người khác để trẻ dạn dĩ hơn

7. Giáo dục ý thức tự lập cho trẻ mầm non: cho phép con được sai

Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo là cho phép con được làm sai. Không ai tránh khỏi việc mắc sai lầm. Quan trọng là sau sai lầm đó, chúng ta rút ra được bài học gì. Vậy nên, bố mẹ hãy để con được phép sai. Nhưng sau đó hãy hướng dẫn, chỉ ra những điều chưa đúng trong việc bé làm. Sau nhiều lần như vậy, trẻ sẽ rút được kinh nghiệm và tự lập, chủ động xử lý trong mọi tình huống.

8. Dạy bé tính kiên trì

Dạy con tự lập và kiên nhẫn | Clenaipedia

Cha mẹ hãy tập cho bé tính kiên trì trong tất cả mọi việc; đồng thời thúc đẩy bé cố gắng hết khả năng của mình. 

Tuy nhiên, trong quá trình để trẻ nỗ lực tự lập, sẽ không tránh khỏi những lúc con chùn bước, muốn bỏ cuộc. Vì vậy, ba mẹ hãy luôn cổ động tinh thần và khuyến khích con. Với những nhiệm vụ khó hơn so với khả năng của trẻ, cha mẹ đừng áp đặt mà hãy gợi ý để trẻ có thể hiểu thêm vấn đề.

9. Cho bé được đóng góp ý kiến

Hãy để bé nhà bạn được thỏa sức đóng góp ý kiến, nên lên quan điểm của riêng mình. Qua việc này, bố mẹ sẽ hiểu được bé hơn và tập cho bé hình thành khả năng lập luận riêng của mình. 

10. Cách dạy con tự lập của người Nhật: giao trách nhiệm cho con

Việc dạy con sống tự lập không có nghĩa bé phải bắt đầu quản lý tài chính của gia đình hay đưa ra các quyết định lớn. Sự độc lập cần bắt đầu từ chính bản thân bé. Ví dụ như bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến dã ngoại, hãy nhờ con giúp đỡ.

Bạn chỉ cần giao cho bé những công việc đơn giản như lập danh sách món bạn có thể cần, hoặc sắp xếp hành lý cho chuyến du lịch ngắn ngày.

11. Tránh nắm tay hay bế dỗ trẻ

Nhiều bậc phụ huynh thường nhầm lẫn giữa việc hướng dẫn bé với nắm tay và liên tục can thiệp vào hành động của trẻ khi trẻ làm sai hoặc làm việc gì đó mất nhiều thời gian hơn mức cần thiết.

Khi bé còn nhỏ, tốt nhất là bạn nên hướng dẫn cho con bạn cách thực hiện hoặc gợi ý cho bé, để bé có thể phát huy khả năng, thực hiện nhiệm vụ một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi bé đã lớn hơn, hãy để bé tự tìm đến sự giúp đỡ của bạn nếu bé cần thiết, tránh can thiệp một cách vô cớ. 

12. Đưa ra các giới hạn lựa chọn

Việc hỏi bé muốn ăn gì ở nhà hàng có thể khiến bé choáng ngợp bởi thực đơn của nhà hàng khá phong phú, nhiều món ăn. Thay vào đó, bạn hãy chọn ra vài món trong đó và hỏi trẻ nên lựa chọn món ăn trong các lựa chọn mà bạn đưa ra. Việc bắt đầu với một giới hạn các lựa chọn sẽ giúp bé dễ dàng đưa ra quyết định hơn.

13. Để trẻ tự quyết định tùy vào thời điểm

Cha mẹ có thể để con mình làm bài tập về nhà trước khi ra ngoài chơi. Nhưng các bé thường thích chơi trước sau đó mới hoàn thành bài tập về nhà của mình. Chỉ cần bé thực hiện đúng như những gì mình hứa thì bạn có thể thoải mái để trẻ tự quyết định.

Ngoài ra, bạn cũng hãy cho phép con mình tự do ở một mức độ nào đó trong các khía cảnh nhỏ, chẳng hạn như chọn mặc quần áo nào hoặc những gì để ăn nhẹ vào buổi tối. 

14. Luôn đồng cảm với con

Con bạn đang học cách phải tự lập và điều này sẽ không dễ dàng gì đối với bé. Vì thế, hãy đồng cảm với bé, không nên la mắng hoặc hạ thấp con, ngay cả khi bé không thể làm được điều đơn giản nào đó. Hãy ở bên cạnh và hỗ trợ bé khi bé cần và không nên phán xét bé.

15. Đừng coi thất bại là vấn đề lớn

Có những lúc con bạn sẽ thất bại ở một điều gì đó và đương nhiên trẻ sẽ cảm thấy thất vọng. Hãy an ủi và cho bé biết rằng thất bại cũng không sao. Cha mẹ nên dạy con học hỏi từ những thất bại đó, đứng lên và tiếp tục cố gắng.

Đôi khi bé sẽ tiếp tục thực hiện lại những điều đó và gặp thất bại bất chấp những lời cảnh báo của bạn. Bạn cũng không cần quá lo lắng, cứ để bé tự do trải nghiệm và rút kinh nghiệm cho những sai lầm của mình.

Bạn cũng có thể hướng dẫn và cho bé biết những gì bé có thể làm tốt hơn, nhưng đừng nhắc đến những thất bại của con. Điều này có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bé rất nhiều.

16. Giải quyết vấn đề một cách độc lập

Bé có thể gặp phải một số vấn đề nào đó liên quan đến trường học hoặc liên quan đến anh chị em, bạn bè. Lúc này, bạn hãy cho con bạn biết rằng bé cần tự giải quyết một số vấn đề nhất định và bạn không thể giúp con giải quyết những vấn đề đó. Bạn có thể hướng dẫn cho bé nếu cần bằng cách cung cấp cho bé một góc nhìn khác của tình huống.

17. Luôn cổ vũ khích lệ

Dạy con tự lập cần lưu ý cổ vũ khích lệ con cái | Cleanipedia

Khi bé thực hiện một việc gì đó đúng đắn hoặc tự mình làm một việc gì đó, đừng ngần ngại khen ngợi và cho bé biết bạn tự hào thế nào. Những phản hồi tích cực là điều cần thiết trong việc xây dựng tính cách của con bạn.

Có một sự khác biệt khá lớn giữa việc dạy một đứa trẻ mới biết đi tự lập và dạy chúng tự thực hiện một số hoạt động. Nhưng khi bé đã làm quen với môi trường ở trường học, bạn có thể yêu cầu bé thực hiện các hoạt động đơn giản. Điều này sẽ xây dựng tính tự tập bên trong bé.

18. Tạo thói quen mới

Hầu hết mọi đứa trẻ đều làm tốt nhất khi chúng có các thói quen phù hợp. Một thói quen tốt sẽ giúp bé hiểu rõ bé cần phải làm gì theo một trình tự cụ thể.

Ví dụ:

  • Một thói quen buổi sáng có thể bao gồm: Việc mặc quần áo, chải tóc, rửa mặt, ăn sáng, đánh răng và chuẩn bị balo của mình.

  • Một thói quen sau giờ học có thể bao gồm: Ăn nhẹ, xem tivi khoảng 30 phút, làm bài tập về nhà, làm việc nhà, ăn tối, chơi trò chơi, tắm, đánh răng rồi mặc đồ ngủ, đọc sách, đi ngủ. 

19. Định hình hành vi đúng lứa tuổi

 

Hãy cho đứa con 6 tuổi của bạn biết rằng bạn muốn bé học cách bình tĩnh khi bé khó chịu hoặc bạn muốn bé biết cách chuẩn bị bữa tối cho gia đình. Hãy uốn nắn hành vi của trẻ từng bước một.

Trước tiên bạn cần hướng dẫn bé những gì cần phải làm, sau đó để bé cố gắng tự thực hiện. Nếu bé đang đi đúng hướng thì hãy khen ngợi, khích lệ bé và hướng dẫn lại khi bé làm sai hướng. 

Nếu trẻ đã thành thạo bước đầu tiên, bạn tiếp tục dạy chúng các bước tiếp theo trong quy trình. Điều quan trọng là củng cố hành vi của con trẻ từng bước nhỏ khi trẻ bắt đầu học một kỹ năng mới.

20. Tự do trong khuôn khổ cho phép

 

Bạn hãy chỉ rõ rằng mình sẽ cho phép bé tự do trải nghiệm nếu bé tuân theo các quy tắc được đề ra và nhắc nhở những đặc quyền này có thể bị xóa nếu bé không tuân theo quy tắc.

Những cách dạy con tự lập trên hy vọng sẽ hữu ích cho bố mẹ trong việc giúp bé phát triển toàn diện hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên dạy con kỹ năng sống để con phát triển toàn diện hơn.