ANZAN Việt Nam
  • Hotline

    (024) 73000045
  • Opening Time

    8h-12h, 14h-20h
  • Địa chỉ

    Nhà 154C3 KĐT Đại Kim
GIẢI MÃ TƯ DUY CHO TRẺ MẦM NON

GIẢI MÃ TƯ DUY CHO TRẺ MẦM NON

Giai đoạn mầm non là giai đoạn trẻ mới bắt đầu hình thành tư duy và cũng là khoảng thời gian cực tốt cho trẻ tiếp cận với phương pháp phát triển toán tư duy của Anzan Việt Nam. Tiếp xúc với phương pháp đào tạo bài bản từ sớm sẽ tạo cho bé nền tảng vững chắc hơn để tiến bước dài trong tương lai. Phát triển tư duy cho trẻ mầm non là một môn học hết sức thú vị và bổ ích. Khi tham gia khóa học Số học trí tuệ Anzan trẻ sẽ được rèn luyện kỹ năng tư duy, có được thói quen vận động trí não để giải quyết các vấn đề khi gặp phải.

  1. Phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non

1. Phương pháp rèn luyện tư duy tưởng tượng cho trẻ mầm non:

Khi trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi, nghĩa là trẻ trong độ tuổi học lớp mầm non, trẻ đã có thể bắt đầu phát triển khả năng tư duy tưởng tượng. Vì thế, các bậc phụ huynh cần tạo một không gian vui vẻ thoải mái cho bé tự tin tưởng tượng, sáng tạo. Trẻ có thể tự mình đặt ra các câu hỏi khác nhau theo hướng hài hước, vui vẻ. Nếu trẻ có đặt câu hỏi theo hướng đó thì phụ huynh cũng không nên chê trách, trêu cười và cản trở bé. Vì người lớn không nên dùng suy nghĩ của mình để áp đặt suy nghĩ của trẻ.

Thêm vào đó, phụ huynh nên dạy trẻ sáng tạo ra nhiều câu chuyện dựa trên một số tình tiết có sẵn để động viên bé suy nghĩ đến các tình tiết khác và kết cục khác nhau của câu chuyện, tạo nên một câu chuyện hoàn chỉnh. Sau đó, cha mẹ để bé tự kể lại theo suy nghĩ của mình. Đây cũng là một phương pháp tốt để phát triển tư duy của bé. Hoặc trên nền một câu chuyện có sẵn, nhưng phụ huynh thử hỏi bé là: theo con thì câu chuyện có thể kết thúc như thế nào?...

2. Bồi dưỡng khả năng tính nhanh nhạy cho trẻ:

Thực tế, với độ tuổi của trẻ mầm non thì đây là độ tuổi còn khá nhỏ nên khi suy nghĩ về các vấn đề hoặc khía cạnh liên quan của một vấn đề còn rất hạn chế. Chẳng hạn, khi trẻ chỉ ra công dụng của cái bàn bé chỉ nêu được công dụng như bàn để học bài, để sách... mà không biết được các công dụng khác của cái bàn như để chứa đồ vật, trang trí, làm đẹp,...Chính vì thế, phụ huynh nên lấy ví dụ hướng dẫn bé suy nghĩ nhiều, suy nghĩ nhanh. Đặc biệt, phụ huynh cần chú ý dạy bé phản ứng nhanh chứ không phải phản ứng vội vàng, nếu gặp vấn đề thì cần suy xét kỹ càng, cẩn thận, sau đó thong thả trả lời, chậm nhưng chắc.

- Nêu ra các sự vật có cùng hình dạng, kích thước, hoặc cùng chung đặc trưng như: những đồ vật có cùng hình vuông, hình tròn, những dụng cụ nấu ăn,...

- Các từ gần nghĩa, ví dụ “béo” có các từ gần nghĩa như “mập”, “lớn”, “to”... “gầy” có các từ gần nghĩa như “nhỏ”, “bé”...

- Từ ngữ hoặc câu nối tiếp: phụ huynh sẽ nói ra một từ hoặc một câu ở trong những bài hát hoặc những bài thơ mà bé quen thuộc, hoặc những cặp từ ghép rồi yêu cầu bé nói tiếp những từ, câu tiếp theo, dần dần sau đó mở rộng sang những bài mà bé chưa từng được học, được nghe.

3. Phát triển kỹ năng phân tích:

Kỹ năng phân tích chính là việc chia, tách thông tin thành nhiều phần để hiểu một cách chi tiết một vấn đề. Đây có thể nói là một kỹ năng quan trọng để phát triển toán tư duy cho trẻ mầm non, giúp trẻ học và làm được những bài có nhiều thông tin.

Phụ huynh có thể dùng những từ đơn giản và dễ hiểu như: giải thích, so sánh...để yêu cầu trẻ phân tích chi tiết một vấn đề. Khi bé nhận được những câu hỏi này từ bố mẹ bé sẽ bắt đầu suy nghĩ bằng cách phân tích từng khía cạnh của vấn đề để đưa ra được câu trả lời đúng nhất.

Phụ huynh có thể cho bé xem hai bức tranh vẽ một con chó và một con vịt và yêu cầu trẻ nêu những điểm khác biệt giữa hai con vật. Từ đó trẻ sẽ chỉ ra điểm khác nhau từ hình dáng đến kích thước và các điểm: tai, mắt....

4. Cho trẻ học kỹ năng phân tích tổng hợp qua các trò chơi:

Để trẻ mầm non có thể phát triển toàn diện toán tư duy, phụ huynh nên bồi dưỡng thêm khả năng phân tích tổng hợp. Theo đó, phương pháp tốt nhất để học kỹ năng này là cùng bé chơi các trò chơi, nói chuyện với bé, trong quá trình nói chuyện hướng dẫn bé phân tích và tổng hợp, từ đó phát triển khả năng ngôn ngữ. Một số trò chơi phụ huynh có thể hướng dẫn bé vừa chơi, vừa học như quan sát, phân tích và giải thích các hiện tượng tự nhiên như: tại sao cá lại bơi được?, tại sao con chim lại bay được?...

5. Phát triển tư duy qua kỹ năng nhận biết:

Phát triển tư duy cho trẻ qua kỹ năng nhận biết bao gồm cả khả năng ghi nhớ, nhắc lại, nhận xét đúng - sai từ các thông tin đã có và sửa cho đúng.

Phương pháp để phụ huynh có thể dạy trẻ ở kỹ năng này đó là sử dụng những từ mang nghĩa hỏi như: khi nào?, như thế nào?, bao nhiêu?...và yêu cầu bé trả lời. Chẳng hạn, phụ huynh đưa ra các hình ảnh về các quả bóng, có quả to, quả bé. Ví dụ quả bóng lớn là bóng đá, quả bóng bé là bóng bàn hoặc bóng tennis. Hoặc phụ huynh có thể đưa ra hai đĩa hoa quả và yêu cầu bé trả lời đĩa nào nhiều hơn và trong đĩa có những loại quả gì?...

6. Phát triển tư duy cho trẻ mầm non bằng tư duy hình tượng:

Khi trẻ ở độ tuổi mầm non, tức từ 3 đến 5 tuổi, bé đã bắt đầu xuất hiện và dần phát triển theo từng độ tuổi tư duy hình tượng. Sau 5 tuổi, tư duy hình tượng của trẻ sẽ phát triển khá tốt ở các lĩnh vực như: hội họa, kể chuyện, âm nhạc... Chính vì vậy, để bồi dưỡng năng lực tư duy hình tượng này phụ huynh cần dạy và cho các bé tiếp xúc ngay từ nhỏ.

- Ở lĩnh vực hội họa: Phụ huynh nên thường xuyên dẫn bé ra ngoài để trẻ quan sát những sự vật, khung cảnh thiên nhiên hoặc các hoạt động của con người. Bên cạnh đó, phụ huynh chỉ cho các bé hiểu chỗ nào đẹp, chỗ nào chưa đẹp và khơi dậy niềm yêu thích vẽ tranh của bé. Sau khi bé bắt đầu thích thú với việc vẽ thì nên để bé phát huy hết khả năng tưởng tượng của mình để sáng tạo khi vẽ và nên dành lời khen để khuyến khích.

- Lĩnh vực kể chuyện: Phụ huynh nên kể cho bé nghe những câu chuyện có những tình tiết nhiều khúc mắc, vấn đề, tạo hứng thú như những câu chuyện thiếu nhi kinh điển. Đặc biệt, phụ huynh không nên cho trẻ nghe những câu chuyện người lớn mà thay vào đó cần chọn cho trẻ nghe những câu chuyện phù hợp với độ tuổi,nhận thức của trẻ. Sau khi kể xong, cha mẹ nên hỏi các bé các câu hỏi đơn giản xoay quanh nhân vật, cốt truyện như: truyện cô bé quàng khăn đỏ có những nhân vật nào?...

- Lĩnh vực âm nhạc: phụ huynh nên cho trẻ nghe nhiều những bài hát đúng với độ tuổi, dạy bé những bài hát thiếu nhi hay hoặc thường xuyên cho bé đi xem những đêm nhạc hội cho thiếu nhi. Đặc biệt khuyến khích bé tham gia nhiều cuộc thi ca hát dành cho thiếu nhi để bé học hỏi thêm và thêm phần tự tin.

7. Cho con học tại trung tâm phát triển trí tuệ:

Một trong số những phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất cho việc phát triển toán tư duy cho trẻ mầm non là cho các bé theo học tại các trung tâm phát triển trí tuệ. Có thể nói, đây là một môi trường học giúp bé nâng cao tư duy, não bộ khỏe mạnh, đồng thời phát triển tổng hợp các kỹ năng.

Chương trình Số học trí tuệ Anzan Việt Nam đã và đang nhận được sự tin tưởng của nhiều bậc phụ huynh và các bé trên cả nước đã đưa đến cho thế hệ trẻ mầm non chương trình cũng như phương pháp phát triển toán tư duy vượt bậc.

Chương trình giúp cho trẻ từ 4 đến 14 tuổi phát triển tư duy toàn diện thông qua các con số, các  phương pháp tính toán thông qua phần mềm giáo dục của Anzan. Không chỉ đơn thuần là toán học, … được coi như phương pháp tập Gym cho não bộ duy nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Tương tự như những bài vận động thể dục là rắn chắc và tăng sức bền cho cơ bắp, não bộ qua quá trình luyện tập đều đặn với Anzan cũng sẽ trở nên bền bỉ hơn, khỏe mạnh và minh mẫn hơn, giúp các bé mẫu giáo quen dần với tư duy Logic và chuẩn bị sẵn sàng cho việc là lớp 1.  
Chương trình Số học Trí tuệ ANZAN - Phát triển Tư duy toàn diện cho Trẻ Mầm non & Tiểu Học.

Nhà 154C3 KĐT Đại Kim.  (024) 73000045

[email protected]. anzanvietnam.com