ANZAN Việt Nam
  • Hotline

    (024) 73000045
  • Opening Time

    8h-12h, 14h-20h
  • Địa chỉ

    Nhà 154C3 KĐT Đại Kim
 Trí thông minh 'vàng' ở trẻ

 Trí thông minh 'vàng' ở trẻ

Thông minh là di truyền hay kết quả của sự khuyến khích và chăm sóc đúng đắn? Chắc chắn yếu tố Gen đóng vai trò quyết định nhưng các nghiên cứu bước đầu cho thấy môi trường sống, quá trình học hỏi cũng tác động không nhỏ tới sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Các nghiên cứu cho thấy, giai đoạn từ khi mới sinh cho đến 3 tuổi là thời kỳ đặc biệt quan trọng trong việc hình thành khả năng trí tuệ ở mỗi người. Những nền tảng cơ bản của trí tuệ như cảm xúc, ngôn ngữ, khả năng tư duy logic…đều được hình thành trong giai đoạn này. Tuy nhiên, không phải tất cả hình thành trong cùng một thời điểm mà trong từng thời kỳ, bộ não của trẻ sẽ có những “ưu tiên” phát triển những kỹ năng khác nhau.

Trẻ khi mới sinh ra đều có khả năng tiếp thu như nhau đối với mọi ngôn ngữ. Chính vì vậy mà việc ba mẹ thường xuyên dành nhiều thời gian nói chuyện cùng con khi bé bắt đầu ê - a tập nói, được ba mẹ “tâm sự”, trò chuyện nhiều bé sẽ có cơ hội mở rộng vốn từ, tăng khả năng giao tiếp từ sớm, bé càng sớm phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. Đây cũng chính là bước đệm mà các bậc cha mẹ nên chú ý để có những biện pháp thích hợp giúp con phát triển trí thông minh ngay từ buổi ban đầu.

Trí thông minh của trẻ được chia làm các giai đoạn khác nhau:

1. Giai đoạn phát triển trí tuệ cảm xúc – EQ:

Trí thông minh cảm xúc, hiểu một cách đơn giản - là khả năng thấu hiểu và chia sẻ suy nghĩ với người khác - là một dạng trí tuệ cực kỳ quan trọng.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trí thông minh cảm xúc quyết định tới 80% khả năng thành công trong sự nghiệp của mỗi người.

Với trẻ nhỏ, những cảm xúc đầu tiên được nhận thấy gồm có vui thích, giận dữ, buồn phiền và sợ hãi. Dần dần khi trẻ lớn lên thì những cảm xúc của trẻ sẽ phức tạp hơn như nhút nhát, phấn khích, ngượng ngùng xấu hổ hay tự hào… sẽ được bộc lộ rõ hơn. Việc hình thành loại cảm xúc này ở mỗi người sẽ khác nhau và phụ thuộc rất nhiều vào việc họ đã được nuôi dạy ra sao trong giai đoạn thơ ấu.

Trí thông minh cảm xúc được phát triển đúng hướng sẽ giúp con người có được những tiêu chuẩn đạo đức tốt. Cho dù trí thông minh cảm xúc vẫn tiếp tục được phát triển và hoàn thiện cho đến khi trưởng thành, nhưng các nhà khoa học vẫn cho rằng thời điểm quyết định đối với nhân tố này là giai đoạn đầu tiên của cuộc đời, từ lúc sơ sinh đến 8 tháng tuổi.

* Lời khuyên:

- Tạo ra một môi trường sống ổn định định và an toàn cho bé.
- Thường xuyên mỉm cười. Những cảm xúc tích cực của ba mẹ luôn ảnh hưởng đến bé rất nhiều.
- Diễn tả bằng nét mặt, lời nói những cảm xúc mà bé đang cảm thấy.

- Tỏ ra quan tâm và chia sẻ khi bé khó chịu.
- Trò chuyện với bé bằng ngôn ngữ của trẻ thơ.

- Hãy giải thích cho bé mỗi khi ba mẹ muốn từ chối đòi hỏi của con để trẻ hiểu lý do vì sao ba mẹ cần phải làm như vậy, thay vì chỉ nói “không”.
- Khuyến khích bé giúp đỡ ba mẹ một số công việc nhẹ nhàng đơn giản như gấp quần áo, cất đồ chơi…
- Biểu lộ sự hài lòng và hãy khen mỗi khi bé lễ phép, ngoan ngoãn hoặc biết giúp đỡ mọi người.
- Hãy kiên trì giải thích cho bé hiểu mỗi lúc hành động không đúng của bé làm người khác bị tổn thương.

2. Giai đoạn Phát triển trí thông minh ngôn ngữ:

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ chính là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp sau này của trẻ. Trẻ em trong giai đoạn từ sơ sinh đến 10 tuổi còn có một khả năng đặc biệt để nhận biết và ghi nhớ các đặc điểm ngữ pháp và cấu trúc xây dựng câu mà đôi khi người lớn học một thứ ngôn ngữ mới còn có thể khó khăn. Bố mẹ nên thường xuyên trò chuyện với trẻ, đặc biệt là về những chủ đề trẻ thích, điều này có thể khuyến khích bé tham gia tích cực vào cuộc trò chuyện và nói nhiều hơn.

Việc biết được cách giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ là rất cần thiết cho bố mẹ trong việc xây dựng một nền tảng vững chắc để giúp bé trong quá trình này. Học cách giao tiếp với người khác bằng từ và câu là một kỹ năng mà bé học được thông qua việc lắng nghe và quan sát khi còn bé. Kỹ năng này có thể giúp trẻ diễn đạt những suy nghĩ của bản thân tốt hơn, trở thành nền tảng vững chắc cho việc học chữ và giao tiếp.

* Lời khuyên:

- Bắt đầu đọc sách cho bé nghe ngay từ những tháng đầu sau khi bé chào đời.
- Chỉ cho bé thấy và gọi tên những đồ vật xung quanh.

- Cho trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh để tăng thêm vốn từ cho trẻ.
- Cho bé học một ngoại ngữ từ khi còn bé. Trẻ bắt đầu học ngoại ngữ càng sớm càng tốt, việc trẻ được học ngoại ngữ từ khi bé học mẫu giáo bé sẽ thấy đó là một trò chơi thú vị, còn khi đã vào trường tiểu học, bé bắt đầu coi học ngoại ngữ là một nhiệm vụ và rất có thể bé sẽ không thích.

- Khi bé đã đủ lớn, hãy tìm những trò chơi ngôn ngữ như chơi ô chữ hoặc đố vui ghép từ để cùng chơi với bé.

- Dành thời gian mô tả những công việc hàng ngày mà bạn đang làm đồng thời khuyến khích trẻ tham gia giúp đỡ ba mẹ những công việc nhẹ nhàng như dọn dẹp góc học tập của trẻ, gấp quần áo, nhặt rau, dọn mâm bát….

3. Giai đoạn phát triển trí thông minh logic:

Trí thông minh Logic là khả năng suy luận logic, tính toán với các con số, biểu đồ, thống kê. Người có trí thông minh này vượt trội thường sẽ có khả năng suy luận tốt, hiểu rõ nguyên nhân của các vấn đề cũng như luôn tìm ra các giải pháp giải quyết vấn đề. Đây cũng là yếu tố nền tàng cho việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.

Một trong những cách đơn giản giúp trẻ phát triển trí thông minh logic đó là rèn luyện các môn tự nhiên như toán học, khoa học, chơi các trò chơi logic, giải các câu đố về toán học… những trò chơi, câu đố có tính suy luận này sẽ giúp trẻ tăng khả năng tìm tòi, phán đoán và có sự kết nối tư duy logic khi tìm cách giải quyết vấn đề.

* Lời khuyên:

- Đưa cho bé những đồ vật với nhiều hình dạng, màu sắc và chất liệu khác nhau để bé quan sát và nhận xét.
- Lagor Music - Nhạc phát triển não bộ. Âm nhạc có khả năng kết hợp hai bán cầu não giúp phát huy khả năng toàn diện của não bộ, giúp trẻ thông minh hơn, tăng khả năng giao tiếp, lương thiện, tăng kỹ năng vận động, tự tin, kiên nhẫn hơn.
- Hãy cho trẻ tự lựa chọn và chơi một loại nhạc cụ nào đó.

- Dạy cho bé cách sắp xếp đồ vật theo công dụng, chủng loại…
- Dạy cho bé đếm số, và hãy cùng bé thực hành kỹ năng mỗi khi có thể.

Mọi trẻ em đều có đầy đủ tiềm năng để phát triển trí thông minh. Các yếu tố về Gen hay môi trường sống, quá trình học hỏi rèn luyện với các hoạt động tương tác hấp dẫn và mang tính khám phá sẽ giúp trẻ dần Mở khóa sức mạnh trí tuệ.

Chương trình Số học Trí tuệ ANZAN - Phát triển não bộ toàn diện chuẩn Châu Âu cho Trẻ Mầm non & Tiểu Học.

Nhà 154C3 KĐT Đại Kim.  (024) 73000045    

[email protected]. anzanvietnam.com