IQ Game có lợi ích và tác hại gì với trẻ?
IQ là viết tắt của cụm từ "lntelligent Quotient” trong tiếng anh, có nghĩa là chỉ số thông minh. Là một khái niệm được đưa ra vào cuối thế kỷ 19 bởi nhà khoa học Francis Galton người Anh.
Chỉ số IQ là một tính trạng số lượng được dùng để định giá trị thông minh của một người. Người có chỉ số IQ cao có khả năng thao tác, xử lý và phân tích thông tin ở mức độ chuyên sâu và tốc độ nhanh hơn người bình thường.
I/ Một số lợi ích của việc trẻ chơi IQ Game:
- Với sự phát triển của nền công nghệ hiện nay, việc trẻ em càng có nhiều cơ hội trong các hoạt động giải trí, trong đó trò chơi điện tử thường có sức hấp dẫn lạ kỳ đối với trẻ. Trò chơi điện tử được xem là món “khoái khẩu” không thể thiếu của rất nhiều trẻ em.
- Về phương diện khoa học, trò chơi điện tử ít nhiều giúp trẻ phát huy những kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức và tư duy về thế giới xung quanh, tuy nhiên nếu không có sự quan tâm của phụ huynh việc chơi game có thể gây nhiều tác hại cho sức khỏe của trẻ.
- Nghiên cứu của các nhà khoa học Úc cho thấy rằng, trò chơi đòi hỏi các thao tác chủ động sẽ giúp trẻ thông minh hơn bằng cách nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, lòng tự trọng và khuyến khích trẻ vận động. Với tâm lý muốn "thắng" trong trò chơi điện tử khiến trẻ phải luôn tập trung và nghĩ ra phương thức thực hiện tốt, lâu dần sẽ tạo cho trẻ thói quen tự tin và cố gắng, khi gặp một vấn đề khó giải quyết.
- Giúp trẻ hình thành cách ứng xử với người xung quanh: Khi chơi chung với các trẻ khác sẽ giúp cho trẻ hòa nhập với nhau, gần gũi, chia sẻ, biết cách đối thoại, tạo cho trẻ tính kiên nhẫn, tôn trọng người khác, biết cách thương lượng, thỏa thuận.
- Giúp trẻ phát huy tư duy sáng tạo: Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra việc chơi các trò chơi điện tử sẽ giúp trẻ có thể phát triển tư duy sáng tạo và tạo tâm lý thoải mái, tự tin khi đưa ra các quyết định, các ý kiến của bản thân.
- Giúp cải thiện khả năng đọc của trẻ: Với trẻ nhỏ khi bắt đầu tập đọc, khó khăn thường gặp phải khi đọc là do sự thiếu tập trung, ảnh hưởng đến thị giác chứ không phải là vấn đề về ngôn ngữ. Chơi các trò chơi điện tử sẽ giúp trẻ nâng cao sự chú ý thị giác.
II/ Tác hại khó lường nếu chơi Game “không có sự kiểm soát”:
- Cuộc sống hiện đại, nhiều bậc cha mẹ do bận rộn nên thường giao trẻ cho ông bà, giúp việc, hoặc một công cụ giải trí nào đó như xem ti vi một cách thoải mái, đọc truyện và đặc biệt là để trẻ chơi trò chơi điện tử một cách tự do, thỏa thích. Điều này sẽ khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về tâm lý, sức khỏe.
- Gây tổn thương tay trẻ: Khi trẻ chơi trò chơi điện tử, trẻ lặp đi lặp lại động tác ấn ngón tay vào bàn phím hoặc nút điều khiển, việc làm này sẽ gây nguy cơ tổn thương gân duỗi ngón cái. Trò chơi khác nhau có những phương tiện điều khiển khác nhau như bàn phím, chuột, cần điều khiển…cha mẹ nên khuyến khích trẻ chơi xen kẽ các trò chơi để có sự phối hợp hài hòa.
- Gây béo phì: Hiện nay, tỷ lệ trẻ béo phì ngày càng gia tăng, đặc biệt tại những thành phố lớn, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sức khỏe này là do trẻ chơi điện tử quá nhiều khiến trẻ thường ngồi lì một chỗ, rất ít vận động, hơn nữa chơi Game làm trẻ hưng phấn khiến trẻ ăn, uống những thức ăn có nhiều đường không được người lớn giám sát.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của xương: Trò chơi điện tử có sức hút kỳ lạ đối với trẻ em, chơi game quá nhiều giờ, trẻ phải ngồi lâu một chỗ và lười vận động khiến cho xương của trẻ khó phát triển một cách toàn diện.
- Tổn hương mắt: Trẻ tập trung chú ý chơi trò chơi điện tử quá lâu sẽ gây mỏi mắt do mắt phải điều tiết nhiều. Ngoài ra những yếu tố như khoảng cách từ mắt trẻ tới vật dụng thực hiện trò chơi không đảm bảo theo qui định, hoặc lượng ánh sáng không đủ…tất cả đều có thể gây tổn thương cho đôi mắt của trẻ, làm cho trẻ có cảm giác nhìn mờ, nheo mắt,nhức đầu, thậm chí có thể làm trẻ bị cận thị, loạn thị…
III/ Những điều cha mẹ cần lưu ý:
- Cha mẹ nên chú ý từ đầu khi bắt đầu cho trẻ chơi Game, cần chọn những trò chơi lành mạnh phù hợp với lứa tuổi cũng như tính cách của trẻ. Tuyệt đối tránh những trò chơi bạo lực, không lành mạnh nhằm bảo vệ tâm trí của trẻ.
- Cân bằng giữa việc học tập, sinh hoạt và vui chơi của trẻ để mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.
- Cha mẹ chỉ nên cho trẻ chơi các trò chơi tối đa trong vòng 30 phút - 1 giờ sau khi trẻ đã hoàn thành xong các bài tập trên lớp để cho trẻ có thể thư giãn và như một phần thưởng “tinh thần” tạo ra lợi ích từ trò chơi điện tử một cách đúng nghĩa.
- Cần tạo cho trẻ một không gian an toàn cho trẻ khi tham gia các trò chơi điện tử, nên thoáng mát, đủ dưỡng khí, đủ ánh sáng…đặc biệt là hạn chế tối đa những tác hại nguy hiểm từ những thiết bị của trò chơi như nguồn điện, sóng điện từ, các vật dụng nhỏ, bén … có thể gây “dị vật đường hô hấp”.
- Không nên cho trẻ chơi Game ở những nơi mà trẻ một mình, phòng riêng, nên sắp xếp ở những nơi mà cha mẹ, người thân để có thể kiểm soát được mọi sinh hoạt chung trong gia đình và của trẻ.
Chương trình Số học Trí tuệ ANZAN - Phát triển Tư duy toàn diện cho Trẻ Mầm non & Tiểu Học.
Nhà 154C3 KĐT Đại Kim. (024) 73000045
[email protected]. anzanvietnam.com