Dạy trẻ tư duy phản biện
Với thời đại công nghệ phát triển hiện nay thì việc trẻ tiếp xúc sớm cũng không có gì xa lạ. Tuy nhiên điều này lại khiến trẻ không rèn luyện được tư duy phản biện, trẻ bị loại bỏ kỹ năng giải quyết vấn đề vì đã có sẵn những giải pháp dễ tiếp cận.
Vậy làm thế nào để ba mẹ dạy trẻ tư duy phản biện trong những hoạt động hàng ngày? Trước hết ba mẹ cần hiểu, Tư duy phản biện là gì?
- Tư duy phản biện không đơn thuần chỉ là khả năng đưa ra những ý kiến “phản biện”, càng không phải là việc đưa ra những ý kiến chống đối hay phê bình tiêu cực.
- Tư duy phản biện, hiểu theo nghĩa thông thường nhất; là khả năng suy nghĩ, lập luận, đánh giá vấn đề thay vì chấp nhận như một điều hiển nhiên.
- Dạy trẻ Tư duy phản biện là giúp trẻ tự nghĩ ra phương án giải quyết những vấn đề phức tạp.
Tư duy logic: Trẻ sử dụng những cách tiếp cận, phương pháp khoa học để nghĩ thay vì dùng cảm xúc.
Nghiên cứu: Trẻ học cách tìm giải pháp thông qua nghiên cứu, sử dụng dữ liệu khoa học để giúp đưa ra câu trả lời.
Nhận thức về bản thân: Trẻ cần có khả năng nhận thức khi những trải nghiệm cá nhân có thể làm trẻ bỏ qua phân tích tình huống. Trẻ học cách loại bỏ phán đoán cảm xúc trong giải quyết vấn đề.
Suy nghĩ cởi mở, không giới hạn: Trẻ có khả năng xem xét vấn đề từ các quan điểm khác nhau, xem xét tất cả các sự kiện, và chọn giải pháp hợp lý nhất.
Hoạt động đơn giản giúp ba mẹ dạy trẻ tư duy phản biện:
1. Đặt câu hỏi "Tại sao?":
Hỏi trẻ "Tại sao?" 5 lần sẽ giúp trẻ xây dựng tư duy phản biện để giải quyết vấn đề. Đơn giản là trẻ phải tự nghĩ ra cách giải quyết thay vì việc lờ đi và lảng sang câu chuyện khác.
Câu hỏi "Tại sao?" giúp trẻ đào sâu lý do mà trẻ đưa ra để cần được ba mẹ chấp nhận, mặt khác cũng giúp ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn.
2. Cho phép trẻ tranh luận:
Con bạn đã bao giờ đưa ra ý kiến về một vấn đề nào đó chưa? Ví dụ như bé có muốn đi ngủ trễ không? Hãy cho bé giải thích lý do vì sao bé lại ngủ trễ, thay vì nói rằng bố mẹ không nghĩ con nên ngủ trễ, hãy để trẻ tự suy nghĩ vì sao bố mẹ không cho phép điều đó. Sau đó ba mẹ và bé hãy cùng nhau suy nghĩ tìm giải pháp. Nếu lý do là vì bé sẽ không thể dậy sớm để đi học, hãy thực hiện một thử nghiệm. Bé được thức khuya một tuần để xem có thể dậy sớm đi học được không.
Bé sẽ tự thu thập dữ liệu mỗi ngày. Con có quá mệt vào buổi sáng không? Con không tập trung được? Sau đó bé sẽ tự tìm ra được giải pháp hoàn hảo. Có thể ngủ muộn hơn 1 tiếng không hiệu quả. Vậy hãy tiếp tục thử ngủ muộn hơn 30 phút và lặp lại quy trình thu thập dữ liệu trong một tuần. Đây cũng chính là kết quả mà trẻ cần được trải nghiệm để từ đó đưa ra kết luận cho lý do của mình.
3. Kết hợp các kỹ năng nghiên cứu trong cuộc sống hàng ngày:
Hoạt động này có thể thực hiện hàng ngày. Ví dụ như để bé tự gấp quần áo và dọn dẹp căn phòng của bé một cách gọn gang ngăn nắp, để bé tự giặt và phơi quần áo của mình hay giúp ba mẹ nhặt rau, dọn mâm bát. Trẻ lớn hơn một chút có thể cầm tiền đi mua một số đồ tại siêu thị giúp ba mẹ hay tự mua vé xem phim…. Hoặc cho bé đọc bình luận về phim để bé quyết định có đi xem phim không, đọc bình luận là cách tốt để bé biết nhiều quan điểm và cân nhắc chúng.
Không chỉ đi xem phim, bố mẹ có thể để con tự chọn địa điểm đi chơi bowling, đi du lịch. Cũng bằng cách để cho con tự đọc đánh giá, tự tìm hiểu và quyết định thay cả nhà, bé sẽ luôn có hứng thú và tự rèn được tư duy nghiên cứu.
4. Nấu ăn với trẻ để tập thử và sai:
Mẹ có thể hỏi trẻ món ăn này có ngon không. Con có thể làm gì để cải thiện món ăn? Tại sao? Con thêm vào một thứ gì đó vì con thích hay vì món này cần thứ đó?
Nấu ăn với con cũng giúp con xây dựng kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi con làm bánh quy nhưng không thành công, con có thể nghiên cứu lý do tại sao. Nấu ăn với con không chỉ giúp con có tư duy phản biện, mà còn là kỹ năng sống cần thiết cho con. Dạy trẻ tư duy phản biện nghe thì to lớn nhưng thật ra lại có thể thực hiện trong mọi cuộc sống hàng ngày. Mọi kĩ năng của trẻ đều cần được trải nghiệm, tự rút ra kinh nghiệm.
Vì thế đừng bao giờ quá bảo bọc hay nghĩ rằng con còn quá nhỏ để học hỏi. Hãy cho trẻ trải nghiệm ngay những gì đang diễn ra hàng ngày quanh trẻ, điều này còn có tác động rất lớn đến các giờ học trên lớp của trẻ vì nó sẽ khiến trẻ trở nên năng động hơn.
Chương trình Số học Trí tuệ ANZAN - Phát triển Tư duy toàn diện cho Trẻ Mầm non & Tiểu Học.
Nhà 154C3 KĐT Đại Kim. (024) 73000045
[email protected]. anzanvietnam.com