Khi trẻ bước vào năm học mới!
Ngày khai giảng đang đến gần mà bố mẹ vẫn chưa biết chuẩn bị gì để con tự tin bước vào năm học mới. Đồ dùng, dụng cụ học tập, sách vở tập tô hay các lớp học ngoài giờ giúp con biết chăm sóc bản thân, tự tin thể hiện bản thân mình?
1. Hành trang: Hành trang để cho con có thể học tập thuận lợi và an toàn nhất sẽ không chỉ đơn giản là sách vở hay một ngôi trường nào đó. Cho con đi học không chỉ mong con có thêm kiến thức, trở nên giỏi giang trưởng thành hơn, đây cũng là cách giúp con dày dặn với môi trường bên ngoài, giúp con tự lập hơn trong cuộc sống từ những điều đơn giản nhất.
2. Tâm lý sẵn sàng: Đối với trẻ năm đầu đi học các con sẽ thấy lạ lẫm khi phải thay đổi đến một môi trường mới, nhiều em thậm chí còn sợ hãi đến trường học, bố mẹ cần giúp con chuẩn bị tâm lý giúp con hào hứng việc học hơn. Việc đến trường hàng ngày, chuẩn bị bài vở trước khi đến lớp đôi khi có thể khiến các con có tâm lý chán nản, ham chơi, bố mẹ nên trò chuyện nhiều hơn giúp con thoải mái háo hức và tự tin hơn.
3. Dạy con biết cách quan sát: Các bà mẹ cho rằng, việc quan sát sẽ luôn mang đến lợi ích rất nhiều cho việc phát triển tư duy của trẻ nên luôn kiên trì dạy bé quan sát từ nhỏ. Khi bé sang tuổi thứ 5 thì việc quan sát trở nên có mục đích hơn và cũng như được giao mục đích cụ thể. Ví dụ: Khi cho bé đi chơi công viên mẹ luôn đặt ra cho bé những câu đố; thường đố bé tìm những loại hoa mọc trong bãi cỏ xem những loại hoa đó có màu sắc như thế nào, có mùi thơm không… hay hỏi bé những cây dây leo bám trên cây cổ thụ xem chúng sống được nhờ đâu.
Những gì mà bé thấy được ở công viên về nhà sẽ được mẹ của bé sẽ giải thích thêm thông qua sách vở. Không chỉ quan sát quang cảnh thiên nhiên mà còn dạy cho bé cách quan sát những hành vi, hoạt động của mọi người xung quanh và chỉ cho bé thấy đâu là những việc làm tốt, những việc làm chưa tốt…Cho bé tìm điểm khác biệt và nhận xét về vấn đề.
Các mẹ luôn muốn kết hợp những kỹ năng quan sát và phát triển ngôn ngữ. Mẹ của bé luôn thực hiện quan sát theo một quá trình như: Nêu ra nhiệm vụ quan sát cho bé, hướng dẫn quan sát, đặt ra câu hỏi, và kể lại thật hấp dẫn những gì quan sát được. Khi thực hiện quan sát theo cách đó sẽ khiến việc quan sát của bé như một bài học, tất nhiên bạn có thể bảo con bạn có thể quan sát bất cứ thứ gì con thích kể lại cho mẹ nghe.
4. Cách dạy con khả năng tập trung: Đối với các bé vì là tuổi vui chơi là chính nên khi chuyển sang học tập thì việc để các bé có thể tập trung suốt cả thời gian học một tiết thì thật là khó khăn. Vậy nên bước đầu là luyện tập cho sự tập trung của bé dưới dạng trò chơi, những trò chơi áp dụng cho bé đều được ghi lại vào các cuốn tự truyện của mình. Lúc đầu có thể mẹ sẽ chơi cùng bé, sau đó mẹ sẽ là người dẫn chuyện cho trẻ chơi hoặc cho trẻ dẫn chuyện còn mẹ đóng vai trò thể hiện theo những gì bé nói. Sẽ dạy trẻ làm theo đúng thời gian quy định và làm đúng nhiệm vụ được giao, nếu bé hoàn thành nhiệm vụ sẽ là người chiến thắng.
Cứ thế, dần dần tăng thời gian khi chơi để kích thích trẻ tập trung hơn, điều này sẽ giúp não bộ của trẻ hoạt động một cách tốt nhất để bé hoàn thành công việc.
5. Dạy con các kỹ năng giao tiếp: Khi bước vào lớp 1 thì bé sẽ bước vào một cấp học mới, lớp học mới, bạn bè mới thì bé cần có kỹ năng giao tiếp của bé là một điều quan trọng. Nên dạy các bé cách giao tiếp như các lời nói cơ bản như lời xin lỗi, cảm ơn, giới thiệu bản thân, cách bày tỏ ý kiến của mình trong các hoạt động… Những điều này cần thực hiện thường xuyên từng ngày để bé có thể ghi nhớ và tự giác thực hiện.
6. Rèn luyện sự tự tin và khả năng phản xạ: Học một môn nhạc cụ sẽ giúp các bé tự tin hơn khi thể hiện bản thân trước đám đông. Nhịp và giai điệu của một bản nhạc còn cải thiện đáng kể khả năng phản xạ của trẻ. Thực tế cũng chứng minh những đứa trẻ đực giáo dục sớm với âm nhạc dành cho trẻ em, thường có thiên hướng phản xạ tốt hơn những trẻ khác.
7. Dạy con cách làm việc nhóm: Làm việc nhóm là một điều quan trọng và rất tốt cho bé, giúp các bé có sự giao lưu ngôn ngữ và tương tác trong suốt quá trình học tập, mặt khác giúp các bé biết cách xử lý các tình huống phát sinh một cách khéo léo hơn. Bên cạnh đó, việc bộc lộ khả năng làm Lãnh đạo ngay từ khi còn nhỏ sẽ dần dần được phát huy.
8. Nói chuyện về trường học:
Các mẹ nên nói chuyện với bé vào các buổi tối, khi đi dạo hay trước khi lên giường đi ngủ. Các mẹ hãy nhẹ nhàng nói về những quy định, những quy tắc mà học sinh phải thực hiện, những sự khác biệt của trường tiểu học và trường mẫu giáo, những niềm vui khi được đến trường.
Trong những lần nói chuyện cùng bé các mẹ nên nhấn mạnh đến việc “ khám phá” như khám phá được những điều mới mẻ, hay con sẽ biết đọc chữ, biết viết…Hay con có thể đọc truyện cho mẹ nghe mà không cần nhờ đến một ai khác đọc nữa hay có thể tự tay viết thư cho mẹ mỗi khi mẹ đi xa…
Vấn đề quan trọng ở đây là các mẹ nên “Tô hồng” cho trẻ là trường học là một nơi tuyệt vời, trường học đẹp và hấp dẫn thế nào sao cho những sự việc đó có thể liên quan đến bản thân bé. Và cho bé biết những thứ mà bé nhận được khi đi học, đó là niềm vui, sự khôn lớn, niềm vui của bố mẹ khi chứng kiến bé khôn lớn và trưởng thành từng ngày.
Trong suốt quá trình học tập tới những năm trưởng thành thì đây chính là Hành Trang tuyệt vời nhất mà ba mẹ đã trang bị cho trẻ ngay từ những năm đầu tới trường.
Chương trình Số học Trí tuệ ANZAN - Phát triển Tư duy toàn diện cho Trẻ Mầm non & Tiểu Học.
Nhà 154C3 KĐT Đại Kim. (024) 73000045
[email protected]. anzanvietnam.com