ANZAN Việt Nam
  • Hotline

    (024) 73000045
  • Opening Time

    8h-12h, 14h-20h
  • Địa chỉ

    Nhà 154C3 KĐT Đại Kim
NHỮNG CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN CHỈ SỐ IQ CHO TRẺ

Những cách tốt nhất để phát  triển chỉ số thông minh IQ cho trẻ

1. Âm nhạc:

Từ lâu âm nhạc đã được coi như một liều thuốc bổ cho tinh thần và trí tuệ. Các bà mẹ từ khi mang thai đã cho trẻ nghe nhạc để tăng cường trí thông minh. Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Đại học Toronto, những bài học nhạc có tác động tích cực đến IQ và khả năng học tập văn hóa của trẻ nhỏ.

Trí thông minh là một món quà di truyền hoặc có thể được nuôi dưỡng và phát triển trong các môi trường thuận lợi. Các nghiên cứu khoa học cũng đã bắt đầu cho thấy lợi ích của việc đọc sách và cảm nhận âm nhạc giúp trẻ phát triển chỉ số IQ rất mạnh mẽ.

Hơn nữa, khi chơi một loại nhạc cụ cũng giúp trẻ rèn luyện cả khả năng tư duy và vận động của cơ thể. Có thể chơi được nhạc cụ cũng là một trong số những dấu hiệu của một người thông minh. Vì thế nếu con bạn có khả năng hoặc thích thú với một môn nhạc cụ thì hãy tạo cơ hội và điều kiện cho con được học nhé.

Con bạn sẽ nhận được 4 lợi ích của âm nhạc mang lại như sau:

1. Giúp con bạn khỏe hơn

Trẻ sơ sinh nghe nhạc Mozart cũng giảm đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh sau sinh. Trong quá trình nghe nhạc, một thiết bị camera đã ghi lại tất cả các hoạt động và biểu cảm của trẻ sơ sinh và đã nhận ra nhạc Mozart có tác động lớn đến trạng thái tinh thần của trẻ.

2. Cải thiện kỹ năng giao tiếp

Dee Joy Coulter, một nhà thần kinh học, đồng thời là tác giả của cuốn sách Kết nối sớm cho trẻ em, đây là tạp chí âm nhạc và giảng dạy nổi tiếng nhất tại thời điểm này. Theo Coulter, trò chơi tương tác với âm nhạc có thể cải thiện ngôn ngữ và vốn từ vựng của con bạn một cách nhanh chóng. Sau một khoảng thời gian dài luyện tập, đứa trẻ sẽ trở thành một người có khả năng tổ chức công việc bằng những ý tưởng đột phá và có thể giải quyết vấn đề rất nhanh chóng.

Học một nhạc cụ sẽ giúp con bạn thoát khỏi vỏ bọc của chính mình. Trẻ em tham gia một nhóm hoặc ban nhạc sẽ học được các kỹ năng sống quan trọng: cách kết nối với mọi người, kỹ năng làm việc nhóm cũng như kỹ năng lãnh đạo. Đây chính là lợi ích của âm nhạc có tác động mạnh mẽ nhất đến trí tuệ của trẻ em.

3. Cải thiện kỹ năng vận động của trẻ

Nhịp điệu hoặc âm thanh của âm nhạc có khả năng kích thích sự vận động của trẻ. Những hành động này giúp trẻ phát triển tinh thần lẫn thể chất. Nghiên cứu thực tế cho thấy trẻ em được giáo dục sớm trong âm nhạc có xu hướng sở hữu nhiều động lực hơn so với trẻ em không được học âm nhạc từ nhỏ. 

4. Tạo hứng thú cho con bạn

Giai điệu và bài hát là những giải pháp tuyệt vời khi chúng được đưa vào giáo dục. Ngay cả trong các trường tiểu học sử dụng phương pháp dạy và học kết hợp hình ảnh và âm nhạc, trẻ sẽ học nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn. Những đứa trẻ này không chỉ quan tâm nhiều hơn đến bài học mà còn dễ tiếp thu chúng hơn.

2. Đọc sách:

Đọc sách thực sự là một cách tương đối đơn giản và chắc chắn cải thiện việc học tập và phát triển nhận thức của trẻ em ở mọi lứa tuổi. Hướng dẫn đọc sách từ khi bé còn nhỏ, đăng ký thẻ thư viện ngay khi có thể và đầu tư một tủ sách trong gia đình.

 

Con bạn sẽ nhận được 4 lợi ích của việc đọc sách như sau:

1. Cải thiện trí nhớ

 

Bộ não là một nơi hoàn hảo để giúp trẻ ghi nhớ các thông tin trong cuốn sách. Bộ nhớ mới sẽ được liên kết với các khớp thần kinh mới (phản ứng dây chuyền trong não) và bù đắp vào những vùng thông tin bị thiếu hụt, hỗ trợ trí nhớ ngắn hạn cũng như cân bằng tâm trạng cho bản thân.

Điều này sẽ giúp trẻ dễ nhớ các nhân vật, bối cảnh và sắc thái ... cũng như chi tiết của các nhân vật trong mỗi câu chuyện mà chúng đọc. Đọc sách giúp cải thiện trí nhớ, điểm số IQ của con bạn sẽ phát triển nhanh hơn.

2. Cải thiện sự tập trung

Khi đọc một cuốn sách, tất cả sự chú ý của trẻ đều tập trung vào câu chuyện, từng chi tiết nhỏ. Thế giới xung quanh đứa trẻ dường như biến mất. Tập cho trẻ đọc ít nhất 15 đến 20 phút mỗi ngày giúp tăng cường khả năng tập trung của não và sự tỉnh táo trong mọi tình huống, củng cố sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các giác quan và các cơ quan với nhau.

Và khi chúng ta ngừng đọc, não thường phát ra tín hiệu cảnh báo cho cơ thể rằng đã đến giờ đi ngủ. Điều này sẽ giúp trẻ ngủ nhanh hơn, ngủ sâu hơn và thức dậy vào sáng sớm để trẻ học được những thói quen tích cực.

3. Nâng cao kỹ năng sống

Trẻ em hoàn toàn có thể học hỏi được kỹ năng sống tích cực từ những câu chuyện thú vị trong các trang sách. Đây là một công cụ rất hữu ích để trẻ em có khả năng tự vun đắp cho tương lai sau này.

Trẻ em bị trầm cảm học cách hòa hợp với cộng đồng, môi trường xung quanh, xã hội nhờ vào những kỹ năng sống tốt hơn thông qua việc đọc sách. Mỗi cuốn sách hay mà bạn dành cho con sẽ luôn là nền tảng tốt để trẻ mở rộng vốn từ vựng. Trẻ em sẽ học được khả năng nói trong mọi ngữ cảnh cụ thể, điều này sẽ cải thiện kỹ năng nói và viết trôi chảy.
4. Phát triển sự sáng tạo

Sau khi các giáo viên từ Đại học Obafemi Awolowo đề xuất đưa truyện tranh vào chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học. Họ phát hiện ra lợi ích của việc đọc sách hiệu quả nhất bằng hình ảnh màu kèm theo những từ đơn giản có ảnh hưởng tích cực đến khả năng nghệ thuật và sự sáng tạo của trẻ em.

Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc, tình huống và thường không bền vững. Đọc sách giúp giữ vững kiến ​​thức và cung cấp những ý tưởng thú vị cho trẻ em làm cho sự sáng tạo của trẻ được phát triển đầy đủ.

Chỉ số IQ của một người bình thường trung bình là 105, nhưng khi áp dụng thói quen đọc sách và cảm thụ âm nhạc cho con bạn thì đứa bé hoàn toàn có cơ hội để trở thành một thiên tài. Chỉ bằng hai cách đơn giản này, điểm IQ của bé sẽ nhanh chóng được cải thiện và dễ dàng đạt điểm cao hơn. Vì vậy, hãy thực hiện những thói quen này càng sớm càng tốt!

3. Chơi trò chơi trí tuệ

Mỗi loại trò chơi sẽ dạy cho bé những kĩ năng nhất định. Riêng tạo, logic. Các trò chơi trí tuệ để phát triển IQ cho trẻ như: Cờ, câu đố IQ, rubik, sudoku… Những trò chơi này phải được chơi thường xuyên như những bài tập cho não bộ mới phát huy hiệu quả.

4. Chơi game:

Chơi game thường bị coi là thói quen và sở thích xấu ở trẻ. Thực tế, chơi game chỉ xấu khi trẻ nghiện game, làm ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe, tiền bạc và kết quả học tập. Về bản chất game chỉ là những trò chơi giúp trẻ thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng. Chơi game giúp rèn luyện khả năng tập trung, khả năng phân tích, lối chơi chiến thuật, logic. Có nhiều loại game tốt cho phát triển trí tuệ của trẻ mà mẹ có thể tham khảo.

Trí thông minh của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bẩm sinh, giáo dục, đào tạo và rèn luyện. Vì vậy muốn con thông minh mẹ nên áp dụng những cách trên để con có chỉ số IQ cao nhất. Tuy nhiên bên cạnh IQ còn có nhiều chỉ số thông minh khác góp phần tạo nên thành công của trẻ.

8 lợi ích mà ba mẹ sẽ thấy ngạc nhiên khi trẻ chơi game

1. Dạy trẻ kỹ năng sáng tạo và giải quyết vấn đề

Trò chơi điện tử có thể giúp trẻ phát triển trí não. Khi quan sát con trai chơi một tựa game, TS Cheryl nhận ra con phải tìm kiếm, thương lượng, lập kế hoạch và thử các cách tiếp cận để vượt qua nhiều màn chơi trong game.

Hiện có nhiều game liên quan đến việc lập kế hoạch và giải quyết vấn đề, cũng có những game yêu cầu người chơi tùy chỉnh diện mạo của nhân vật và tự phát triển màn chơi mới, qua đó cho phép trẻ thể hiện sự sáng tạo dựa trên những tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cấu trúc trò chơi cũng như những cách thức mới để làm bật lên sở thích, cá tính bản thân.

2. Truyền cảm hứng tìm hiểu về văn hóa, lịch sử

Nội dung của một số trò chơi nhất định có thể khuyến khích trẻ đọc và nghiên cứu. Một số game khiến trẻ quan tâm hơn đến lịch sử thế giới, địa lý, văn hóa cổ đại và quan hệ quốc tế. Với các game dạng này, trẻ còn học được thêm nhiều ngôn ngữ, nội dung, những thứ tốt cho việc học tập trong tương lai.

3. Giúp trẻ kết bạn

Trái ngược với cha mẹ, hầu hết trẻ xem trò chơi điện tử như một hoạt động xã hội chứ không đơn thuần là trò chơi độc lập. Video game tạo sân chơi chung cho những đứa trẻ kết bạn, cho phép chúng đi chơi và tạo ra khoảng thời gian mang tính xây dựng. Trong nghiên cứu của TS Cheryl, các bé trai thích chơi game với nhóm bạn có cùng sở thích và chúng thích trò chuyện với nhau về game hơn.

4. Khuyến khích vận động

Trong nghiên cứu của TS Cheryl, người chơi game (đặc biệt là nam) hay nói về những bước đi mới, chiêu thức mới trên sân bóng rổ, ở môn trượt ván… học được từ trò chơi điện tử về thể thao rồi đâm ra thích chơi thể thao ngoài đời thực.

Một cậu bé đã tiết lộ với nhóm nghiên cứu: “Trong các game mô phỏng thể thao, bạn thấy các nhân vật chơi rất điêu luyện. Nếu bạn thử chơi thật ở ngoài đời và cứ tập đi tập lại, bạn có thể chơi tốt hơn”.

Nghiên cứu cho thấy chơi các trò điện tử về các môn thể thao thực tế sẽ giúp tăng thời gian chơi thể thao và tập thể dục trong cuộc sống thực.

5. Cho phép trẻ chia sẻ niềm vui và sự cạnh tranh

Cạnh tranh để có được sự công nhận, tưởng thưởng là bình thường và lành mạnh với trẻ, đặc biệt là bé nam. Trong cuộc khảo sát của TS Cheryl cùng nhóm nghiên cứu với những nam sinh tuổi teen, hầu hết thừa nhận thích cạnh tranh với người khác và giành chiến thắng. Đó là lý do phổ biến nhất để chơi game.

Video game là nơi an toàn để thể hiện khao khát cạnh tranh, ganh đua và có thể cung cấp cho những đứa trẻ không có thể chất, khả năng chơi thể thao tốt có cơ hội cạnh tranh và giải trí với bạn bè.

6. Trao cho trẻ cơ hội làm lãnh đạo

Khi chơi game theo nhóm, trẻ thường thay phiên nhau đảm nhận vị trí lãnh đạo tùy thuộc vào kỹ năng cụ thể cần thiết trong trò chơi đó. Trong nghiên cứu của Nick Yee thuộc Trung tâm Nghiên cứu Palo Alto, những thanh thiếu niên đã chơi video game theo nhóm cảm thấy đã đạt được các kỹ năng lãnh đạo như thuyết phục, động viên người khác và hòa giải.

7. Cung cấp cơ hội giảng dạy

Khoảng 1/3 trẻ em được khảo sát nói rằng chơi game một phần vì thích dạy cách chơi cho người khác. Một số trẻ được bạn khen ngợi vì thường xuyên tự tìm ra cách để vượt qua đoạn khó trong game và dạy lại cho mọi người. Việc giảng dạy này giúp trẻ xây dựng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội cũng như sự kiên nhẫn.

8. Giúp bố mẹ và con cái gần lại với nhau hơn

TS Cheryl kể lại câu chuyện gần đây, bà thấy một cô bé 10 tuổi dạy mẹ cách chơi game âm nhạc với dụng cụ hỗ trợ là chiếc điều khiển giống hệt chiếc guitar thật. Tình cờ, game lại có một số bài hát yêu thích từ thời tuổi teen và những năm tháng học đại học của bà mẹ. Nó khiến cô thấy tò mò và bị thu hút bởi game này.

Điều tuyệt vời nhất là bà mẹ thấy con gái trở thành một tay chơi game guitar sành sỏi rồi chia sẻ lại những kỹ năng chơi game cho mình – một sự thay đổi vị trí giữa cha mẹ và con cái.

Đó là những điều tuyệt vời nhất mà ba mẹ có thể làm cho các bé yêu của mình ngay từ bây giờ. Chương trình Số học trí tuệ Anzan cũng sẽ giúp các bé được trải nghiệm với Âm nhạc, game và một số kỹ năng tuyệt vời khác.