Khi còn nhỏ bộ não của trẻ hoạt động khỏe mạnh và tiếp thu nhanh chóng. Mọi hoạt động hàng ngày của người lớn cũng như cách ứng xử, đối đãi với những người xung quanh sẽ được trẻ ghi nhớ và bắt chước. Cha mẹ cần lưu tâm vấn đề này để giúp con hình thành những thói quen tốt, học những điều hay.
Sau đây là những việc các bậc phụ huynh nên làm để giúp con phát triển toàn diện:
1. Đầu tư thời gian của bạn cho con
Cha mẹ nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để làm bạn với con, trò chuyện để hiểu con hơn và điều nay nên làm từ ngay khi con vừa chào đời. Hoạt động trò chuyện giúp trẻ phát triển năng lực giao tiếp và não bộ. Trẻ thường học hỏi thông qua giao tiếp với cha mẹ, ở đó trẻ học về ngôn ngữ, cách kiểm soát cảm xúc. Ngoài ra trò chuyện với con còn giúp kéo gần khoảng cách giữa hai thế hệ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những đứa trẻ được dành thời gian quan tâm có xu hướng sống tình cảm và dễ mở lòng tâm sự với cha mẹ chúng về những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống hơn.
2. Thiết kế một tủ sách cho con
Nhiều bậc phụ huynh chỉ mua sách theo yêu cầu mà quên đi việc giúp con xây dựng thói quen đọc sách và giữ gìn, cất những cuốn sách bằng cách đặt lên kệ sau khi sử dụng. Hình thành thói quen đọc sách cho con thông qua hoạt động tương tác với bé trong thời gian đọc sách. Bằng phương pháp này bạn có thể kiểm soát được thông tin mà bé thu nhận lại giúp bé giải đáp được thắc mắc về thế giới xung quanh. Nên dành 1 - 2 ngày trong tuần để đến nhà sách, cho trẻ lựa chọn thể loại bé thích. Tuyệt đối đừng vội bỏ cuộc khi thấy trẻ có vẻ không hứng thú với việc đọc sách. Chỉ cần kiên nhẫn giới thiệu và đọc cho con nghe chắc chắn bé sẽ thấy yêu sách hơn.
Tại sao cần dạy con phải giữ gìn và cất những quyển sách lên kệ sau khi đọc? Nhiều cha mẹ nghĩ lớn lên trẻ mới hiểu sự ngăn nắp và gọn gàng. Điều này là hoàn toàn sai, ngay từ nhỏ chúng ta cần rèn cho con tính gọn gàng, ngăn nắp. Kết quả từ những nghiên cứu xã hội học cho thấy, sự bừa bộn khi lớn là do cẩu thả và không được dạy lúc nhỏ. Càng lớn trẻ càng khó thay đổi để gọn gàng hơn, đến khi qua 14 tuổi, trẻ sẽ mang thói quen này cố hữu đến những giai đoạn sau. Khoa học cho thấy càng dạy trẻ sự ngăn nắp và biết tôn trọng những quyển sách càng rèn luyện tính kỷ luật và sự vị tha vốn có ở trong sâu thẳm tâm hồn mỗi con người.
3. Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ nhỏ đúng cách
Nhiều cha mẹ cho rằng mua những thực phẩm càng dinh dưỡng, ép con ăn là đang đầu tư dinh dưỡng cho con khỏe mạnh. Chính lối suy nghĩ sai lầm đó đã dẫn đến cảnh “đánh vật” mỗi lần cho con ăn
Vậy như thế nào là cho con ăn đúng cách? Thực tế, trẻ trước 5 tuổi cần phải được học kỹ năng ăn uống và hành vi ăn uống. Đó chính là yếu tố quyết định sức khỏe dài lâu của trẻ sau này. Điều này có nghĩa là, bên cạnh việc đảm bảo chế độ ăn đa dạng và chế biến hợp vệ sinh thì bạn cần phải dạy trẻ về cách ăn. Đừng ép hoặc sử dụng tivi/điện thoại làm công cụ để con ngoan ngoãn ngồi ăn, thay vào đó bạn hãy tạo những thử thách, trò chơi để trẻ hứng thú với việc ăn uống. Hãy cho trẻ tham gia vào “phụ bếp” cùng bạn với những công việc như nhặt rau, trộn salad … đó là một bài học cho trẻ về giá trị của đồ ăn và trân trọng công sức người nấu.
4. Cùng con vận động hợp lý
Trẻ từ 4 tuổi đã bắt đầu có thể tham gia 1 môn thể thao đơn giản. Vận động là cách giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển tốt và tăng kết nối não. Ngoài ra, khi cha mẹ cùng con vui chơi sẽ thì thời gian trẻ tiếp xúc với màn hình điện thoại, tivi, ipad sẽ giảm đi. Đây vốn là một bài toán khó của các bậc phụ huynh mà giờ đây lại được giải quyết một cách dễ dàng.
5. Cho con làm quen với toán học
Nếu như văn là môn dạy con người biết đến lòng nhân ái, sự đồng cảm và sẻ chia thì toán là môn giúp con người rèn luyện tư duy, logic. Cha mẹ nên đầu tư thời gian để giúp trẻ phát triển năng lực toán học, hãy bắt đầu từ số đếm, hình học, xếp chồng khối gỗ rồi đến những phép tính đơn giản cộng trừ.
6. Để con tiếp xúc với ngôn ngữ thứ 2 như tiếng anh
Tiếng anh rất quan trong và là ngôn ngữ chung của thế giới. Nếu được tiếp xúc với ngôn thứ 2 ngay từ khi còn nhỏ thì lớn lên con sẽ có một nền tảng vững chắc, là bước đệm để phát triển kỹ năng nghe nói đọc viết của mình.
Bạn có thể giúp bé có những thời gian tương tác với Tiếng Anh từ trước khi chào đời thông qua các hoạt động vui chơi, đọc truyện và nghe nhạc. Trước 2 tuổi là thời kỳ cửa sổ ngôn ngữ mở toang, trẻ có thể tiếp thu ngôn ngữ mới tốt nhất vì thế cha mẹ nên chọn chương trình học phù hợp cho con trong giai đoạn này.
7. Cho con tham gia khóa học phù hợp
Ngoài những phương pháp trên, Anzan Việt Nam là một trong số những trung tâm uy tín có khả năng giảng dạy và mang đến cho trẻ bộ não khỏe mạnh và phát triển trí tưởng tượng. Chương trình số học trí tuệ Anzan - Phát triển não bộ toàn diện chuẩn Châu Âu đã và đang được nhiều các bậc phụ huynh mong muốn gửi gắm.
ANZAN là một chương trình đào tạo đặc biệt bao gồm các kỹ thuật toán ngón tay, bàn tính lớn, Anzan, trò chơi trí tuệ và trí nhớ lớn. Chương trình sử dụng các kỹ thuật số học và trí nhớ tinh thần cùng với các trò chơi trí tuệ để thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 14. Đồng thời, các con rèn luyện 30 phút ở nhà mỗi ngày trên phần mềm của chương trình sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn, ghi nhớ những phương pháp đã được học.
Các bậc phụ huynh quan tâm đến Chương trình số học trí tuệ Anzan giúp trẻ có bộ não khỏe mạnh vui lòng truy cập website https://www.anzan.vn/ hoặc gọi đến hotline (024) 73000045 để được tư vấn.