ANZAN Việt Nam
  • Hotline

    (024) 73000045
  • Opening Time

    8h-12h, 14h-20h
  • Địa chỉ

    Nhà 154C3 KĐT Đại Kim
7 NĂM VÀNG ĐẦU ĐỜI CỦA TRẺ

7 NĂM VÀNG ĐẦU ĐỜI CỦA TRẺ

Các Giáo sư của Đại học Harvard gọi đó là “Dolden 7 Years”, 7 năm vàng để nuôi dưỡng và giáo dục một đứa trẻ thành người. Việc học những điều mới và rèn luyện tính cách cho trẻ trong 7 năm này chiếm đến 80% mức ảnh hưởng đến cuộc đời sau này của trẻ.

Dạy con trong 7 năm vàng đầu đời giúp trẻ phát triển toàn diện, lớn lên trẻ có đủ cả tài và tâm. Cha mẹ cần dạy con “ đúng bài” theo từng giai đoạn phát triển của trẻ để trẻ tiếp thu một cách tốt nhất. 7 năm đầu đời của trẻ cần được chú trọng giáo dục để trẻ có thể tiếp cận thế giới xung quanh đầy đủ nhất.

1. Nuôi dưỡng cảm giác an toàn khi trẻ 1 tuổi:

Nhiều trẻ 1 tuổi đã biết đi, thậm chí có thể nói một số từ đơn giản thay vì chỉ dựa vào tiếng khóc truyền đạt cảm xúc và nhu cầu. Mặc dù trẻ lúc này đã có nhận thức nhiều hơn nhưng vẫn còn quá nhỏ để ở một mình quá lâu, cha mẹ cần yêu thương, vui chơi cùng con, giúp con luôn cảm thấy an toàn và thoải mái. Một đứa trẻ bám mẹ, lớn lên trong sự bất an ít khi có thể tự mình làm việc lớn hoặc tự mình quyết định được chuyện gì. Cha mẹ cũng cần bảo vệ và kiên nhẫn với con, liên tục giới thiệu cho trẻ những "vùng" nguy hiểm để trẻ hình thành "cảm giác an toàn”.

2. Phát triển kỹ năng giao tiếp khi 2 tuổi:

Đây là thời điểm trung tâm ngôn ngữ của não bộ phát triển nhanh nhất. Việc trẻ được chú ý phát triển ngôn ngữ và học được cách giao tiếp rất quan trọng trong cuộc sống sau này của trẻ. Trẻ đã biết cách thể hiện ý thích của mình, ngôn ngữ ngày càng đa dạng hơn. Ở lứa tuổi này trẻ học nói thông qua đôi tai, tức là nghe âm thanh từ bên ngoài và bắt chước theo. Lúc này cha mẹ nên giao tiếp với con nhiều hơn để trẻ dần khám phá ra sức hấp dẫn của ngôn ngữ. Nếu trẻ có thể "cãi lý" với bố mẹ thì việc dạy dỗ coi như rất thành công.

3. Trau dồi trí tưởng tượng khi trẻ 3 tuổi:

Trẻ 3 tuổi đã có nhận thức về bản thân, bắt đầu có những tưởng tượng về thế giới xung quanh, trí tưởng tượng bắt đầu hình thành và phát triển. Bố mẹ đôi lúc có thể thấy trẻ đóng vai một siêu anh hùng trong phim hoạt hình, không chỉ biết bay mà còn có siêu năng lực… Thời điểm này, trẻ sử dụng các đồ vật thay thế để làm được những việc mà trong cuộc sống không có hoặc không thể đạt được. Nếu bố mẹ thấy trẻ có ngôn ngữ hay hành động tương tự ở lứa tuổi này, đừng kìm nén mà hãy khuyến khích trẻ tham gia mọi "kịch bản" mà chúng tự dựng lên. Trí tưởng tượng là con đường giúp trẻ nhận thức và tìm hiểu thế giới xung quanh vượt ra khỏi kinh nghiệm cá nhân chật hẹp. Ngoài ra, cha mẹ có thể chơi các trò đoán màu, giấy vẽ, tô hình... vừa nâng cao trí tưởng tượng, vừa giúp trẻ phát huy tính thẩm mỹ, nghệ thuật bẩm sinh nếu có.

4. Trau dồi khả năng sáng tạo khi 4 tuổi:

Những trải nghiệm tuổi ấu thơ sẽ gắn liền với sự phát triển sáng tạo của trẻ. Có thể thấy ở lứa tuổi này trẻ có thể làm ra những thứ mà người lớn chưa từng thấy trước đây, thậm chí cả những thứ không có trong phim hoạt hình trẻ từng xem. Cha mẹ lúc này có thể tham gia cùng con, gợi mở giúp con sáng tạo, đừng nên nói những lời chê bai sản phẩm con làm ra khiến con mất hứng, mất tự tin. Ngoài ra cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhiều hoàn cảnh và sự kiện để trau dồi thêm vốn sống, tăng thêm động lực để tưởng tượng. Đồng thời tạo không khí gia đình thoải mái để trẻ có thể đặt ra nhiều các câu hỏi ngộ nghĩnh, thậm chí có vẻ buồn cười.

5. Cha mẹ nên “Đặt ra các quy tắc” khi 5 tuổi:

Trẻ 5 tuổi đã có nhận thức độc lập của riêng mình. Trong quá trình trưởng thành của trẻ em cần có một số quy tắc, để tránh cho trẻ làm sai, phạm lỗi cơ bản và có những tật xấu. Phải để trẻ hiểu rõ, mọi việc đều có quy tắc, ngay trong gia đình, cha mẹ có thể đặt ra những quy định như tự dọn đồ chơi, tự ăn đúng giờ, xem ti vi theo thời gian quy định… Một khi đặt ra, cha mẹ nhớ nghiêm túc thực hiện, thưởng phạt rõ ràng với con.

Mất tập trung ảnh hưởng đến chất lượng học tập, phương pháp làm việc của trẻ trong tương lai.

6. Rèn kỹ năng tập trung khi 6 tuổi:

Trẻ 6 tuổi là thời kỳ quan trọng nhất để bước vào tiểu học, đồng thời cũng là thời điểm tốt nhất để trau dồi khả năng tập trung của trẻ. Các trò chơi xếp hình như tìm điểm khác biệt, tìm hình dạng, tìm chữ cái, tìm màu sắc... có thể cải thiện đáng kể khả năng tập trung của trẻ (1 trong 5 yếu tố chính hình thành nên sự thông minh).  Đây cũng là cách rèn luyện cho não bộ hoạt động tốt.

Ở tuổi này, bố mẹ cũng nên hướng dẫn con tập trung làm một việc trong khoảng thời gian nhất định để rèn luyện sự tập trung. Ví dụ, khi trẻ chơi đồ chơi sẽ không xem TV hoặc dọn nhà. Điều này giúp các em tập trung vào vấn đề trước mặt thay vì cố gắng nghĩ nhiều thứ khác cùng một lúc. Ngoài ra bố mẹ cũng phải tạo môi trường học tập nghiêm túc, hạn chế sử dụng tivi, điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy chơi game... để trẻ tập trung học tập hơn.

7. Rèn luyện trí não:

Trẻ 7 tuổi chính thức bước vào con đường học tập. Đây là lúc cha mẹ rèn luyện cho con trí nhớ, chơi các câu đố, luyện tập thị giác, xúc giác... để kích thích não bộ hoạt động. Đọc sách cũng là một hoạt động tốt giúp con rèn luyện trí não, suy nghĩ cá nhân lúc này. Để kích thích và hỗ trợ sự phát triển trí não cho trẻ, cha mẹ nên dẫn con đến những khu vui chơi, như: công viên, vườn bách thú, khu vui chơi trí tuệ hay cho con tiếp xúc với các bộ đồ chơi xếp hình để phát triển tư duy một cách tối đa nhất.

7 năm đầu đời của trẻ rất cần được chú trọng giáo dục đúng thời điểm, đúng lứa tuổi để trẻ có thể tiếp cận thế giới xung quanh một cách đầy đủ nhất. Qua 7 năm vàng này, trẻ đã có sẵn một số kỹ năng rất cần thiết để tiếp tục con đường học tập và làm việc trong cả cuộc đời sau này.

Chương trình Số học Trí tuệ ANZAN - Phát triển Tư duy toàn diện cho Trẻ Mầm non & Tiểu Học.

Nhà 154C3 KĐT Đại Kim.  (024) 73000045    

[email protected]. anzanvietnam.com