Bí quyết giúp trẻ thông minh hơn
Mỗi giai đoạn đầu đời đều đánh dấu những mốc phát triển của trẻ. Biểu hiện nhiều cảm xúc và cử chỉ đáng yêu là cách bé khám phá và thể hiện mình. Điều đó phụ thuộc không ít vào tình yêu mà ba mẹ dành cho bé.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy: lúc 6 tháng tuổi, não bộ của trẻ phát triển rất nhanh. Khi 12 tháng, trí não của bé phát triển với tốc độ nhanh nhất (phát triển gấp ba lần so với khi mới sinh ra). Hệ thống thần kinh chằng chịt, dày hơn với nhiều liên kết, lúc đó kích thước não bé sẽ đạt 75% não bộ của người trưởng thành, sự kết nối của các nơ-ron thần kinh cũng dày hơn và chặt chẽ hơn.
Lúc này, các trò chơi có thể kích thích sự truyền tín hiệu giữa các nơ-ron thần kinh hiệu quả và giúp tăng chỉ số thông minh (IQ) cho bé.
1. Giai đoạn 1 - 2 tuổi: Khả năng sáng tạo, tưởng tượng và tập trung của bé cũng bắt đầu phát triển trong thời gian này, bé cũng sử dụng thành thạo khoảng 40 từ ngữ, biết gọi tên đồ vật, bộ phận cơ thể.
2. Khi bé 2 - 3 tuổi: Thời điểm này cần chú ý đến vấn đề giao tiếp của trẻ: Bé rất thích nói chuyện, nghe kể chuyện, hát và thích kể lại cho người thân nghe về các trò chơi đã chơi và học trong ngày. Thời điểm này bé bắt đầu nhận biết được thái độ, cảm xúc của người đối diện như buồn, vui hoặc giận dữ
3. Khi bé 3 - 4 tuổi: Khả năng tập trung tăng, bé có thể ngồi nghe bạn kể chuyện ít nhất 5 phút, lắng nghe và hát theo một bài hát nào đó. Bắt đầu hỏi “tại sao? và phát ra âm thanh t hể hiện cảm xúc vui buồn.
4. Khi bé 4 - 14 tuổi: Đây là “Giai đoạn Vàng” giúp trẻ phát triển Não bộ và cân bằng hai bán cầu não của trẻ.
- Bé thể hiện sự khéo léo và hướng tới độ chính xác trong các hoạt động và trò chơi, bé có thể nhớ tên mình tên bố mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại phòng khi đi lạc.
- Bé đã biết cách dùng cử chỉ hoặc lời nói để vỗ về an ủi khi ai đó không vui, khả năng phát triển trí não bình thường của một em bé sẽ giúp em vẽ được tranh dù còn nguệch ngoạc. Khi bé 6 tuổi bé có thể đọc được khoảng 10 từ trong bảng chữ cái, vốn từ vựng có thể lên đến 5000 từ.
- Từ 6 tuổi, thành công là một nguồn hứng thú của trẻ. Trẻ lúc này cũng đã biết thắng thua, được mất. Có trẻ đã xuất hiện bản tính ganh đua từ rất sớm. Thêm vào đó, trẻ rất thích thú với các hình tượng cụ thể từ các bộ phim, truyện tranh trẻ xem nên trẻ dễ đặt hình tượng lý tưởng cho bản thân mình.
- Trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 6 tuổi, ba mẹ đóng vai trò rất quan trọng, là những người mà trẻ đặt niềm tin và rất tự hào vì có thể giải đáp thắc mắc cho trẻ. Vì vậy, ba mẹ nên vui vẻ trả lời các câu hỏi của trẻ, chăm chú theo dõi trẻ và để giúp trẻ thỏa mãn được tính khám phá, tìm tòi của mình. Nếu trẻ nhỏ không được thỏa mãn hoặc không nhận được lời giải chính xác, thì chúng sẽ mất đi tính nhiệt tình tìm hiểu khám phá hiện tượng sự vật xung quanh, mà chỉ dựa vào ý tưởng suy đoán lung tung.
- Đây cũng là cột mốc giai đoạn nhạy cảm, ba mẹ nên chủ động khuyến khích và có phương pháp khen ngợi trẻ đúng thời điểm. Ba mẹ hãy cho trẻ nhận thấy rằng, sai lầm hay thất bại là điều bình thường và trẻ có thể cố gắng hơn sau những sai lầm trẻ mắc phải. Điều ba mẹ nên tránh là so sánh trẻ với bạn của chúng, điều này vô tình làm tăng tính cạnh tranh khốc liệt ở trẻ. Ba mẹ nên chú ý tới trẻ thật nhiều đồng thời giúp trẻ cảm thấy hài lòng về bản thân mình ở độ tuổi này.
- Từ 10 – 14 tuổi, trẻ nhận thức sâu sắc hơn và bắt đầu xây dựng thế giới quan phong phú. Chính vì vậy, bên cạnh yếu tố thể chất, vận động, việc hỗ trợ trẻ phát huy hết các tố chất như: Tư duy, trí tuệ cảm xúc… là vô cùng quan trọng. Ngoài việc bổ xung canxi, một chế độ ăn uống tốt, với các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng thì việc việc tham gia vào các trò chơi là một trong những cách hiệu quả giúp trí não bé vận động. Cha mẹ cần lựa chọn những trò chơi phù hợp với độ tuổi và sở thích của bé. Quan trọng hơn cả là cha mẹ nên vui chơi cùng bé, để chia sẻ niềm vui, tận hưởng niềm hạnh phúc với bé và giúp bé học hỏi, rèn luyện những kỹ năng quan trọng trong khi chơi.
- Chương trình Số học trí tuệ Anzan Việt Nam cũng góp phần rất quan trọng trong việc phát triển cân bằng hai bán cầu não của trẻ, giúp trẻ tránh những vấn đề về tinh thần như trầm cảm, mất tập trung… Mặt khác còn giúp trẻ tăng khả năng quan sát, tăng khả năng tưởng tượng và tư duy logic, giúp trẻ cảm thấy hưng phấn hơn trong mỗi giờ học, mỗi khi hoạt động, mà không bị gò bó ép buộc.
Chương trình Số học Trí tuệ ANZAN - Phát triển Tư duy toàn diện cho Trẻ Mầm non & Tiểu Học.
Nhà 154C3 KĐT Đại Kim. (024) 73000045
[email protected]. anzanvietnam.com